Ngũ hành tương sinh trong phong thủy từ lâu đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các quy luật ngũ hành cũng như mối quan hệ qua lại giữa chúng. Trong bài viết hôm nay, Văn Duyên sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất quy luật ngũ hành phong thủy cũng như các ứng dụng trong đời sống.
Tìm hiểu về ngũ hành trong phong thủy
Trước khi tìm hiểu về quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc các bạn cần hiểu rõ về ngũ hành trong phong thủy cũng như những đặc tính của ngũ hành.
Ngũ hành trong phong thủy là gì?
Các tài liệu khoa học đã chỉ ra rằng, ngũ hành phong thủy từ lâu đã được nghiên cứu và sử dụng tại Trung Quốc. Triết học cổ đại Trung Hoa đã chỉ ra rằng, vạn vật trên trái đất này được sinh ra, tồn tại và phát triển dựa trên 5 yếu tố gồm: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Năm trạng thái này được gọi chung là ngũ hành và đại diện cho một yếu tố riêng:
- Thổ: Đại diện cho đất với đặc tính sinh sản và nuôi dưỡng.
- Mộc: Đại diện cho cây có tính động và mang sự khởi đầu.
- Thủy: Đại diện cho nước, nước trong lòng đất, ao hồ, sông, suối, nước từ trên trời rơi xuống…
- Hỏa: Đại diện cho lửa đốt cháy vạn vật.
- Kim: Đại diện cho kim loại có màu sắc và độ cứng khác nhau.
Đặc tính của ngũ hành
Ngũ hành phong thủy có 3 đặc tính cơ bản gồm: luân chuyển, lưu hành và biến đổi không ngừng. Cụ thể như sau:
- Lưu hành: Có nghĩa là mọi vật chất trên Trái đất này đều lưu hành tự nhiên trong không gian và thời gian.
- Luân chuyển: Dưới sự tác động của các yếu tố môi trường xung quanh, vật chất đều có sự luân chuyển, tồn tại và phát triển. Chẳng hạn với hành Mộc, cây cối sẽ phát triển từ mầm sau đó lớn dần và trưởng thành.
- Biến đổi: Các vật chất sẽ chuyển hóa và biến đổi từ dạng này sang dạng khác để chúng có thể tiếp tục tồn tại.
Ngũ hành phong thủy bao gồm những quy luật nào?
Ngũ hành phong thủy bao gồm 4 quy luật là: quy luật tương sinh, quy luật tương khắc, quy luật phản sinh và quy luật phản khắc. Trong đó, quy luật tương sinh và quy luật tương khắc là hai quy luật được ứng dụng nhiều nhất và có tác động mạnh mẽ nhất. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các quy luật trong ngũ hành phong thủy các bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây!
Quy luật ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương sinh được hiểu là quy luật mà trong đó các yếu tố ngũ hành cùng hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau để phát triển. Hiểu một cách đơn giản thì các vật thể muốn tồn tại và phát triển cần có sự nuôi dưỡng, bồi đắp từ các vật thể khác, vật này nâng đỡ để vật kia lớn mạnh hơn. Quy luật ngũ hành tương sinh gồm 2 phương diện là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra.
Theo đó, vạn vật trên Trái đất này để cộng hưởng với nhau tạo thành vòng tròn tương sinh khép kín: Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ – Kim. Ngũ hành tương sinh bao gồm:
- Kim sinh Thủy: Ở một nhiệt độ nhất định kim loại sẽ nóng chảy. Khi vượt qua ngưỡng nhiệt này, kim loại sẽ hóa thành thể lỏng như nước.
- Thủy sinh Mộc: Quy luật ngũ hành tương sinh này được hiểu rằng nước sẽ giúp cây cối sinh sống và phát triển. Thủy sẽ nuôi dưỡng và thúc đẩy Mộc lớn lên.
- Mộc sinh Hỏa: Cành cây khô khi bị đốt cháy sẽ sinh ra lửa. Do đó, Mộc được xem là nhân tố để tạo ra và nuôi dưỡng Hỏa phát triển ổn định.
- Hỏa sinh Thổ: Quy luật này lý giải vạn vật trong tự nhiên khi bị đốt cháy bởi lửa sẽ hóa thành tro bụi. Tro bụi vun đắp thành đất, như vậy Hỏa sinh ra Thổ, muốn có đất thì phải có sự tồn tại của lửa cháy.
- Thổ sinh Kim: Quy luật ngũ hành tương sinh này lý giải rằng, kim loại trên Trái đất được hình thành từ các quặng có trong các lớp đất đá. Qua sự biến thiên của thời gian, đất đã ấp ủ và tạo ra nhiều kim loại quý kiếm. Do đó, Kim được xem là báu vật sinh ra từ lòng đất, nếu không có đất – Thổ thì sẽ không có kim loại.
Quy luật ngũ hành tương khắc
Quy luật này được hiểu là sự áp chế, kìm hãm sự phát triển, sinh trưởng của nhau. Ngũ hành tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, tuy nhiên nếu tương khắc quá nhiều sẽ khiến vạn vật bị hủy diệt, suy vong. Quy luật này bao gồm 2 mối quan hệ tồn tại song song là cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lý của quy luật tương khắc như sau:
- Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, cuốc… sẽ chặt đổ cây cối.
- Mộc khắc Thổ: Cây cối nhờ đất mà sinh sôi, tuy nhiên trong quá trình phát triển cây sẽ lấy hết chất dinh dưỡng và khiến đất trở nên khô cằn.
- Thổ khắc Thủy: Mối quan hệ tương khắc này được hiểu rằng đất đá sẽ ngăn chặn dòng nước chảy. Ngoài ra, khi nước cháy vào đất sẽ bị ngấm và hấp thụ.
- Thủy khắc Hỏa: Hiểu một cách đơn giản thì nước sẽ dập tắt lửa cháy. Khi Hỏa ở gần Thủy thì yếu tố hỏa bị suy yếu, khó phát triển.
- Hỏa khắc Kim: Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, kim loại sẽ bị nung nóng và tan chảy. Đặc biệt, nếu yếu tố Hỏa đủ mạnh thì Kim sẽ bị khắc chế và thậm chí là thay đổi sang một yếu tố hoàn toàn khác.
Quy luật ngũ hành phản sinh
Nếu như ngũ hành tương sinh được hiểu là quy luật tương trợ, cả hai cùng hỗ trợ nhau để phát triển thì ngũ hành phản sinh lại được hiểu là khi một yếu tố phát triển vượt quá mức cho phép thì nó lại trở thành yếu tố gây hại. Cụ thể như sau:
- Thổ sinh Kim tuy nhiên nếu đất đá quá nhiều sẽ khiến kim loại bị chôn vùi, không thể tìm thấy.
- Kim Sinh Thủy nhưng nếu Kim quá nhiều sẽ khiến Thủy bị vẩn đục.
- Thủy sinh Mộc tuy nhiên dư nước sẽ khiến cây bị úng nước, còn nếu Thủy quá nhiều sẽ gây ra lũ lụt, cuốn trôi cả cây cối.
- Mộc sinh Hỏa nhưng nếu Hỏa quá mạnh sẽ không thể kiểm soát được và gây ra nguy cơ cháy lớn.
- Hỏa sinh Thổ nhưng nếu Hỏa quá lớn sẽ khiến Thổ bị thiêu rụi và khó để phục hồi.
Quy luật ngũ hành phản khắc
Ngũ hành tương khắc tồn tại hai mối quan hệ là cái khắc nó và cái nó khắc. Trong đó, khi cái nó khắc có nội lực lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương và không còn khả năng khắc hành khác. Đây được gọi là quy luật phản khắc. Nguyên lý của quy luật này như sau:
- Kim khắc Mộc tuy nhiên nếu Mộc quá cứng sẽ khiến Kim không thể chặt hạ mà còn bị gãy.
- Mộc khắc Thổ tuy nhiên nếu đất đá quá nhiều khiến cây suy yếu, khó sinh sôi.
- Thổ khắc Thủy tuy nhiên nếu nước nhiều và mạnh sẽ khiến đất bị sạt lở, xói mòn.
- Thủy khắc Hỏa nhưng nếu lửa quá mạnh mà nước ít cũng không đủ dập tắt lửa và thậm chí nước cũng sẽ bị cạn.
- Hỏa khắc Kim tuy nhiên nếu kim loại quá chắc chắn mà lửa yếu sẽ không thể khắc chế được, thậm chí hỏa còn bị kim dập tắt.
Quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc được ứng dụng như thế nào?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc vẫn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn như lựa chọn tuổi kết hôn, hướng xây nhà, tuổi hợp tác kinh doanh…
Lựa chọn tuổi kết hôn
Từ xưa đến nay ông bà ta vẫn thường quan niệm lựa chọn tuổi kết hôn cần dựa vào tuổi hợp và tránh tuổi khắc. Ngũ hành tương sinh – tương khắc quyết định đến sự gắn bó, hòa hợp giữa hai vợ chồng. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến hòa khí gia đình.
Theo đó, nếu vợ chồng hợp mệnh sẽ có hôn nhân viên mãn, hạnh phúc lâu bền, cuộc sống gia đình yên ổn, ấm êm. Ngược lại, nếu vợ chồng khắc mệnh nhau, đặc biệt là vợ khắc mệnh chồng là điều rất xấu trong phong thủy. Trong trường hợp nếu hai người khắc mệnh lấy nhau, để hóa giải cần sinh con mang mệnh trung gian. Chẳng hạn, nếu vợ mệnh Kim, chồng mệnh Mộc, để hóa giải cần sinh con có mệnh Thủy để dung hòa các mối quan hệ.
Lựa chọn hướng xây nhà
Quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc còn được ứng dụng trong việc xem hướng xây nhà. Theo đó việc xây dựng nhà cửa là chuyện hệ trọng của đời người, gia chủ khi tiến hành xây nhà cần xem hướng đất, hướng nhà xem có hợp mệnh hay không. Hướng nhà ở nếu hợp bản mệnh sẽ giúp thu hút sinh khí, tài lộc, gia đình luôn êm ấm, hòa thuận. Ngược lại, nếu hướng nhà không hợp mệnh dễ dẫn đến bệnh tật, tai ương và những điều kém may mắn.
Nếu bạn đang có ý định mua đất, xây nhà có thể tham khảo một số hướng hợp với mệnh trong ngũ hành phong thủy dưới đây:
- Mệnh Kim: Nên xây nhà hướng Tây Bắc, Tây, Tây Nam và Đông Bắc.
- Mệnh Thủy: Xây nhà hướng Bắc, Đông Nam và Tây Bắc.
- Mệnh Mộc: Hợp xây nhà hướng Nam, Đông và Đông Nam.
- Mệnh Hỏa: Nên xây nhà hướng Nam.
- Mệnh Thổ: Nên xây nhà hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc.
Lựa chọn tuổi hợp tác kinh doanh
Trong kinh doanh, buôn bán việc lựa chọn tuổi hợp để kết hợp tác làm ăn vô cùng quan trọng. Theo đó, nếu hai người có ngũ hành tương sinh phù hợp nếu kết hợp với nhau sẽ giúp công việc kinh doanh suôn sẻ, thăng tiến, làm ăn phát đạt. Ngược lại, nếu đối tác khắc tuổi có thể dẫn đến sự thất bại. Xem tuổi hợp tác kinh doanh cần dựa vào các yếu tố như: Thiên Can Địa Chi, Cung mệnh và Thiên mệnh.
Lựa chọn màu sắc phù hợp
Việc lựa chọn màu sắc phù hợp dựa vào quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc sẽ tạo sự cân bằng của yếu tố âm – dương, từ đó mang đến sự thịnh vượng, hài hòa. Lựa chọn màu sắc hợp với bản mệnh sẽ góp phần mang lại may mắn và hạn chế những điều xui rủi. Dưới đây là gợi ý các màu sắc phù hợp với từng mệnh mà bạn có thể tham khảo:
- Mệnh Thủy: Nên chọn màu xám, trắng, ghi, xanh nước biển, đen, xanh da trời, tránh các màu nâu đất, vàng.
- Mệnh Kim: Nên chọn màu nâu đất, vàng, trắng, bạch kim, tránh các màu tím, đỏ, hồng, cam.
- Mệnh Mộc: Nên chọn màu xanh biển, đen, xanh lục, xanh lá cây, tránh các màu xám, trắng, vàng, ghi.
- Mệnh Thổ: Nên chọn màu tím, đỏ, hồng, cam, tránh các màu xanh lục, xanh lá cây.
- Mệnh Hỏa: Nên chọn các màu đỏ, xanh lục, tím, hồng, tránh các màu xanh nước biển, đen.
Lựa chọn năm phù hợp để sinh con
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ứng dụng quy luật ngũ hành tương sinh để lựa chọn năm sinh con hợp tuổi, hợp mệnh. Nếu muốn sinh con hợp tuổi bố mẹ cần dựa vào Địa Chi, Thiên Can và Ngũ Hành. Con cái sinh ra nếu hợp tuổi sẽ giúp gia đình hòa thuận, ấm êm, em bé khỏe mạnh, ngoan ngoãn.
Lựa chọn vật phẩm phong thủy, trang trí
Lựa chọn các vật phẩm phong thủy hoặc đồ vật trang trí cho nội thất cần lựa chọn kỹ. Nếu chọn đồ vật phù hợp với mệnh sẽ giúp gia chủ cân bằng, hài hòa và tăng chất lượng cuộc sống, công việc. Đồng thời, các vật phẩm phong thủy cũng góp phần hút tài lộc, may mắn, mang lại sức khỏe và phú quý cho chủ nhân sở hữu.
Sử dụng sai ngũ hành tương sinh – tương khắc ảnh hưởng như thế nào?
Nếu ứng dụng đúng quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc trong cuộc sống sẽ mang đến may mắn, bình an và tài lộc. Ngược lại, nếu sử dụng sai cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất lẫn tinh thần. Do đó, nguyên lý ngũ hành cần vận dụng linh hoạt, đúng đắn. Nếu bạn không có kinh nghiệm, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy để được hỗ trợ.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc. Nếu cần được tư vấn hơn về cung mệnh và các vật phẩm phong thủy đừng quên liên hệ với Văn Duyên để được tư vấn, hỗ trợ.