Trúc Phú Quý: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trúc Phú Quý là một trong những loại cây cảnh được săn đón nhiều nhất hiện nay. Không chỉ giúp tô điểm không gian mà loài cây này còn mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Cùng tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây trúc Phú Quý trong bài viết.  

Trúc Phú Quý là cây gì?

Trúc Phú Quý là một loại cây cảnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: trúc tiêu, trúc phất dụ, trúc hạnh vân, trúc vạn niên, trúc trường thọ, trúc may mắn… Tên khoa học của cây cảnh này là Dracaena sanderiana. Cây trúc may mắn có nguồn gốc từ Châu Phi, Châu Á, quần đảo Canary. Loại cây này được tìm thấy nhiều nhất ở Trung Quốc. 

Ở Việt Nam, cây trúc vạn niên được trồng với mục đích làm cảnh trong nhà, trang trí không gian hoặc trồng làm cây nội thất. Ngoài ra, trúc vạn niên còn được cắm trên bàn thờ gia tiên với ý nghĩa chiêu tài lộc, may mắn. 

Trúc Phú Quý là loại cây cảnh được ưa chuộng hiện nay
Trúc Phú Quý là loại cây cảnh được ưa chuộng hiện nay

Đặc điểm cây trúc Phú Quý

Cây trúc may mắn mang nhiều đặc điểm nổi bật, bạn có thể nhận biết loài cây cảnh này thông qua các đặc trưng về hình thái dưới đây!

  • Thân cây: Cây trúc vạn niên trưởng thành có chiều cao dao động từ 30cm đến 50cm. Thân cây thẳng đứng và có đốt, khoảng cách mỗi đốt từ 2 – 3cm. Thân cây trúc Phú Quý mềm, dẻo do đó có thể uốn thành nhiều hình dạng để trang trí không gian. 
  • Lá cây: Cây trúc trường thọ không có cành mà chỉ có lá được mọc từ thân cây. Lá mọc riêng biệt, bẹ áp sát thân. Lá xanh bóng, hình giáo mác, mọc dần về phía đỉnh cây. 
  • Rễ cây: Rễ mọc theo dàng chùm, dễ phát triển, đặc biệt là nếu cây được trồng thủy sinh.
  • Khả năng sinh trưởng: Trúc Phú Quý là loài cây ưa bóng mát và có khả năng phát triển cực kỳ tốt trong bóng râm. Cây có thể trồng ở nhiều môi trường khác nhau và thậm chí là trồng thủy sinh. 
Cây trúc vạn niên có khả năng sinh trưởng tốt trong bóng râm
Cây trúc vạn niên có khả năng sinh trưởng tốt trong bóng râm

Một số loại trúc Phú Quý phổ biến nhất

Hiện nay trên thị trường cây cảnh có nhiều giống cây được lai tạo hoặc thuộc họ Phú Quý. Tuy nhiên, theo thống kê, cây trúc vạn niên được chia thành 6 loại cơ bản gồm:

  • Cây trúc Phú Quý xanh: Loại cây cảnh này có thân màu hồng nhẹ, lá màu xanh thẫm, viền đỏ. 
  • Cây trúc Phú Quý thủy sinh: Là cây thuộc họ rễ chùm, ưa bóng mát, phát triển thành bụi. Khi còn non thân cây có màu đỏ và nhạt dần khi trưởng thành. 
  • Cây trúc nhật Phú Quý: Loài cây này ưa bóng râm, lá cây có màu vàng quanh viền, chính giữa màu xanh. Thân cây thẳng đứng, mọc thành bụi, cây trưởng thành có chiều cao từ 30 đến 40cm. 
  • Cây trúc Phú Quý phát tài: Loại cây này không có cành, lá dáng bẹ áp sát vào thân, mọc thành từng chiếc riêng lẻ. Lá màu xanh bóng với hình dạng giáo mác, nhọn dần về phía đuôi. 
  • Cây Phú Quý để bàn: loại cây này chưa qua lại tạo nhưng được chăm sóc kỹ lưỡng và tạo dáng để trở thành cây bonsai. Cây cảnh Phú Quý để bạn được trồng trong chậu và dùng để trang trí cho không gian hoặc bàn làm việc. 
  • Cây phát tài trúc Phú Quý: Loại cây này được trồng trong nhà, tươi tốt quanh năm với lá màu xanh đen. 

Ý nghĩa trúc Phú Quý trong phong thủy

Trúc Phú Quý là một trong những loại cây phong thủy có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Nó được xem là mang đến tài vận, may mắn cho gia chủ. Giống như tên gọi “Phú Quý”, loại cây này có ý nghĩa giàu có, thịnh vượng và phát đạt. Do đó, nhiều gia chủ, đặc biệt là những người kinh doanh, buôn bán thường tậu cây này và bố trí trong phòng làm việc để thu hút may mắn, giúp công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió. 

Cây trúc vạn niên mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp
Cây trúc vạn niên mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Nhiều người còn quan niệm rằng, đặt chậu trúc trên bàn trong nhà sẽ giữ cho gia đạo êm ấm, tránh cãi vã, xung đột. Đặc biệt, trúc là loại cây sở hữu nguồn năng lượng mạnh mẽ, dạy cho chúng ta sự linh hoạt, mềm dẻo khi đối mặt với những trở ngại, khó khăn. Ruột trúc rỗng tựa như việc bạn luôn cởi mở về tinh thần để trí tuệ thông suốt. 

Cây trúc Phú Quý hợp tuổi gì? Mệnh gì?

Trúc Phú Quý là cây phong thủy hợp với những người mệnh Hỏa. Người mệnh này trồng cây trúc vạn niên trong nhà hoặc đặt ở nơi làm việc sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, kiềm chế sự nóng nảy. Ngoài ra, những người tuổi Mão cũng phù hợp với cây trúc vạn niên. Không chỉ mang đến may mắn, phú quý mà tuổi Mão sử dụng cây trúc vạn niên còn tránh được những rắc rối, tai ương, đề phòng tiểu nhân hãm hại. 

Vị trí đặt cây trúc Phú Quý hợp phong thủy

Để trúc trường thọ phát huy hết công dụng phong thủy, bạn có thể bố trí cây ở một trong các vị trí dưới đây!

  • Đặc chậu cây trúc Phú Quý trong phòng bếp, nóc tủ lạnh, dưới dầm xà ngang để hóa giải sát khí, cân bằng năng lượng trong nhà. 
  • Đặt cây trên bàn làm việc, trong phòng khách ở hướng Đông Nam để mang lại may mắn cho việc học hành và công việc. 
  • Trưng bày chậu trúc vạn niên ở cửa chính và phòng khách để hút tài lộc, may mắn và sinh khí tốt cho gia đình. 
Cây trúc vạn niên để bàn đẹp, hợp phong thủy
Cây trúc vạn niên để bàn đẹp, hợp phong thủy

Trồng và chăm sóc cây trúc Phú Quý cần lưu ý gì?

Trúc vạn niên là giống cây sống đa dạng theo môi trường thủy sinh hoặc môi trường đất. Tuy nhiên, để cây luôn xanh tươi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nhiệt độ: Loại cây này có thể sống trong môi trường với nhiệt độ dao động từ 20 – 40 độ C, tuy nhiên phát triển tốt nhất ở môi trường 20 độ C. Do đó khi trồng cây bạn nên đặt trong nhà hoặc dưới tán của các cây khác. Trúc Phú Qúy có thể chịu được nhiệt độ 2-3 độ C vào mùa đông, tuy nhiên bạn cần đề phòng sương giá. 
  • Ánh sáng: Loại cây này ưa ánh sáng nhẹ, để tránh cây héo úa, bạn không nên đặt cây dưới ánh nắng mặt trời quá lâu. Mỗi tuần phơi nắng cho cây 1 lần là đủ. 
  • Đất: Đất trồng cây cần đảm bảo khả năng thoát nước tốt, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Đất trộn với xơ dừa, cám gạo hoặc đất thịt phù sa là loại đất tốt nhất để trồng cây trúc vạn niên. 
  • Nước: Cây ưa khô hạn, không thích hợp với môi trường nhiều nước. Mỗi tuần bạn chỉ cần tưới nước cho cây 1 lần. Nếu trồng trúc Phú Qúy thủy sinh thì bạn có thể dùng nước sạch hoặc nước giếng và chỉ cần đổ 1/3 bình. 
  • Phân bón: Để cung cấp dưỡng chất cho cây bạn nên dùng phân bón hóa học. Tuy nhiên cũng không cần bón phân quá nhiều, ngoài ra tránh bón phân vào bề mặt lá sẽ khiến lá bị hỏng. 
  • Nhân giống: Bạn có thể nhân giống cây trúc vạn niên bằng cách giâm trồng hoặc cắt cành. Theo đó, với cành đã cắt bạn có thể giâm vào đất khoảng 1 tuần là cây ra rễ hoặc cắm trong nước, cây sẽ sống và ra rễ phát triển. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của cây trúc Phú Quý. Đây là loại cây phong thủy không chỉ giúp tô điểm không gian mà còn mang đến may mắn, tài lộc.