Ngũ phúc lâm môn chính là câu chúc mang ý nghĩa tốt lành được sử dụng rất nhiều trong các dịp lễ, Tết lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ Ngũ phúc lâm môn là gì và những ý nghĩa đặc biệt của chúng. Hãy cùng Văn Duyên giải đáp chi tiết nhất về ý nghĩa, biểu tượng ngũ phúc lâm môn trong bài viết dưới đây nhé!
Truyền thuyết về Ngũ Phúc Lâm Môn
Ngũ phúc lâm môn được kể lại trong câu chuyện về hình tượng ông Phúc trong 3 ông tam đa Phúc – Lộc – Thọ. Đây chính là danh tướng Quách Tử Nghi của thời nhà Đường, Trung Quốc. Ông cống hiến tâm sức của mình cho 4 triều đại, tận trung với 4 đời vua gồm: Đường Trúc Tông, Đường Huyền Tông, Đường Đức Tông, Đường Đại Tông.
Ông luôn giữ tròn đạo trung quân với nước nhà, lập nên nhiều chiến công hiển hách cho nhà Đường. Ở gia đình ông sống vẹn đạo nghĩa vợ chồng, cha con. Vì thế ông có cuộc sống vô cùng viên mãn bên vợ con và chút đích tôn đời thứ 5 (ngũ đại đồng đường) khi ông 83 tuổi.
Có 1 lần ông bế chút đích tôn trên tay và cả 2 nhìn nhau cười rạng rỡ. Sau đó ông đã về cõi vĩnh hằng mà không có bệnh tật, đau ốm gì. Vì thế người đời cho rằng sống như Quách Tử Nghi chính là hưởng trọn vẹn 5 phúc và từ đây thành ngữ “Ngũ Phúc Lâm Môn” xuất hiện.
Ngũ phúc lâm môn là gì?
Ngũ phúc lâm môn là câu thành ngữ cũng là câu chúc tụng của người Hoa cổ đại. Cụm từ “ngũ phúc” bắt nguồn từ cuốn Kinh Thư – Hồng Phạm.
Phân tích nghĩa của 4 từ ta sẽ thấy: “ngũ” là năm, “phúc” trong phúc lộc, “lâm” là đến, “môn” là cửa nhà. Hiểu đơn giản thì câu này có nghĩa là chúc cho nhiều phúc, nhiều tài lộc đến với gia đình.
Ý nghĩa của biểu tượng Ngũ Phúc Lâm Môn
Biểu tượng Ngũ phúc lâm môn có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, mỗi ý nghĩa lại mang theo một nét đẹp văn hóa, tâm tư nguyện vọng của người xưa. Cụ thể như sau:
Ý nghĩa phong thuỷ
Biểu tượng ngũ phúc gắn liền với hình ảnh 5 con dơi đỏ tượng trưng cho sự bình an, may mắn. Trong cách đọc âm Hán Việt thì chữ dơi sẽ đồng âm với chữ phúc nên người ta cho rằng hình ảnh con dơi xuất hiện đem lại sự may mắn, trường thịnh, là lời chúc phúc luôn gõ cửa muôn nhà.
Họa tiết ngũ phúc lâm môn được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc cổ tại các đình, chùa là hình ảnh con dơi ngậm chữ Thọ đang tung cánh bay tượng trưng cho sự trường thọ.
Quan niệm của người Trung Quốc
Theo quan niệm của người Trung Quốc thì ngũ phúc chính là sự trọn vẹn không thể thiếu đi bất cứ phần nào. 5 phần phúc này là đại diện cho: Phú Quý, Trường Thọ, Hảo Đức, An Khang, Thiện Chung. Tất cả đều mang ý nghĩa tốt đẹp với con người.
- Trường Thọ: “Trường” là dài, bền bỉ, “Thọ” là tuổi thọ. Điều này mang ý nghĩa mong muốn sống thọ, khỏe mạnh
- Phú Quý: Con người luôn mong muốn có cuộc sống đầy đủ, sung túc nên phú quý là cái phúc thứ 2 trong ngũ phúc.
- An Khang: “Khang” trong an khang dùng để chỉ sức khỏe con người. Điều này mang ước mong con người luôn khỏe mạnh; không ốm đau bệnh tật; sống vui vẻ lạc quan.
- Hảo Đức: Cái phúc thứ 4 trong ngũ phúc được người Trung Hoa coi trọng nhất chính là đạo đức. Hảo Đức là phần đức bên trong con người cần nhân hậu, thân thiện. Người có tấm lòng trong sáng, hướng thiện sẽ được hưởng hạnh phúc.
- Thiện Chung: Mang ý nghĩa về cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng, không vướng bận chuyện trần thế và sau khi mất sẽ được luân hồi chuyển kiếp thành vĩ nhân, quân vương.
Quan niệm của người Việt Nam
Đối với người Việt Nam thì ý nghĩa của biểu tượng ngũ phúc lâm môn có một số phần khác với người Trung Hoa. Cụ thể, ngũ phúc của Việt Nam là: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
- Phúc: Phúc phận tốt lành, gặp nhiều may mắn, có quý nhân phù trợ nên cuộc sống suôn sẻ dễ dàng; gặp nguy hóa an.
- Lộc: Tài lộc, của cải vật chất và còn mang ý nghĩa là sự thịnh vượng; phát triển cuộc sống sung túc nhất.
- Thọ: Sống thọ; hưởng bách niên giai lão
- Khang: Sống khỏe mạnh; không ốm đau bệnh tật
- Ninh: Cuộc sống tự tại, an yên, thanh thản không vướng bận nhiều chuyện phải lo nghĩ.
Với những chia sẻ trên đây của Văn Duyên, chắc hẳn bạn đã trả lời được Ngũ Phúc Lâm Môn là gì và những ý nghĩa xung quanh biểu tượng độc đáo này. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Trân trọng!