Ý nghĩa chữ Phúc – Cách treo chữ Phúc ngược hợp phong thủy

Theo văn hóa của người Việt Nam thì chữ Phúc tượng trưng cho sự tốt lành, may mắn, mang ý nghĩa tốt đẹp. Chữ Phúc được sử dụng cực kỳ rộng rãi không chỉ trong phong thủy mà còn trang trí kiến trúc, thêu lên y phục. Trong bài viết này, Văn Duyên sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa chữ Phúc và cách treo chữ Phúc trong nhà đúng cách nhất nhé!

Nguồn gốc hình thành chữ Phúc

Ở mỗi thời kỳ thì chữ Phúc lại có diễn biến chữ khác nhau. Tuy nhiên người ta thường lấy nguồn gốc hình thành chữ Phúc ở trong Giáp Cốt Văn. Chữ Phúc là hình ảnh 1 người dùng tay bê vò rượu lên cao để tế lễ thần linh cầu xin được ban phước.

Chữ Phúc có kết cấu gồm bộ thị  đi liền ký tự phúc (nhất , khẩu , điền). Bộ thị vốn dùng để vẽ hình bàn thờ. Sau đó ký tự Phúc được người đời sau chiết thành “nhất khẩu điền” là hình vẽ vò rượu. Hình ảnh vò rượu cầu cho trong nhà luôn có rượu đầy, hàm ý no đủ, dồi dào, sung túc.

Ý nghĩa của chữ Phúc

Ý nghĩa của chữ Phúc
Ý nghĩa của chữ Phúc là mong cầu cuộc sống tốt đẹp, viên mãn

Xem thêm: Tranh ngũ phúc lâm môn treo ở đâu để hợp phong thủy

Chữ Phúc ngày nay thường được hiểu theo nghĩa là “hạnh phúc” nhưng trước đây sẽ hiểu là Phúc vận, phúc khí. Trong dịp đầu xuân năm mới, người ta sẽ treo chữ Phúc trước kể để mong cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tương lai tươi sáng.

Ý nghĩa chữ Phúc trong đời sống

Chữ Phúc xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Theo quan niệm của người Việt Nam, Phúc có nghĩa là sự thuận lợi, đồng thuận. Chính vì thế bất kể làm chuyện gì cũng cần mong cầu chữ Phúc thì mới nhận được tốt lành.

Ý nghĩa chữ Phúc trong phong thủy

Trong phong thủy, chữ Phúc mang ý nghĩa là sự tốt lành, may mắn, đủ đầy, sung túc nên người ta treo chữ Phúc trước nhà để mang lại điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình. Chữ Phúc thường được treo ở phòng khách, phòng làm việc để cầu công danh thuận lợi, gia đạo ấm êm.

Vì sao chữ Phúc được treo ngược?

Vì sao chữ Phúc treo ngược
Chữ Phúc treo ngược mang hàm ý là Phúc Đáo (phúc đến)

Có rất nhiều câu chuyện để lý giải cho việc chữ Phúc thường được treo ngược. Nhưng có thể hiểu rằng trong chữ Hán có nhiều chữ có âm đọc tương tự nhau. Chữ Đáo (nghĩa là đến) có cùng âm đọc với chữ Đảo 倒 (đảo ngược). Vì 2 chữ này đều có cách đọc là “dào” nên người ta treo ngược chữ Phúc để mang ý nghĩa là Phúc Đáo (Phúc đến).

Câu chuyện về chữ phúc treo ngược

Câu chuyện đầu tiên là từ thời nhà Thanh. Trong 1 chiều ba mươi Tết nọ, quan phủ lý của thái tử Cung Thân đã ra lệnh cho mọi người treo chữ Phúc tại cửa chính đông cung. Có 1 tên lính hầu vì không biết chữ nên đã treo chữ Phúc ngược. Khi Thái tử nhìn thấy thì nổi trận lôi đình quyết trừng trị tên lính này.

Quan phủ lý là người từ tâm nên đã nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính và ngài biết rõ Thái tử đang mong có nhiều may mắn để lên ngôi báu nên đã tâu rằng: Chữ Phúc treo ngược là chữ Phúc đảo, đồng âm với từ Đáo có nghĩa là Phúc đến. Đây là điềm báo cho rằng Phúc của Thái Tử đang đến. Thái tử nghe xong rất hài lòng, tha cho tên lính và trọng thưởng cả 2 người.

Câu chuyện thứ 2 kể về ông Vua vi hành ngày cận Tết thấy 1 nhà kia treo đèn kéo quân có vẽ cảnh tượng chế nhạo hoàng hậu. Vua thấy thế lấy làm tức giận, bèn treo ngược chữ Phúc của nhà đó để đánh dấu, ngày mai sẽ sai quân lính tới bắt tội.

Sau khi trở về hoàng cung, hoàng hậu thấy vua tức giận bèn gạn hỏi. Sau khi biết rõ sự tình nhưng lại là người nhân từ nên bà sai người ra khỏi cung bắt tất cả mọi nhà đều phải treo ngược chữ Phúc lại. Sáng hôm sau quân lính không tìm thấy nhà người treo bèn kéo quân về nên không bị bắt giam. Đây được xem là câu chuyện khởi đầu cho cách treo chữ Phúc ngược.

Cách treo chữ Phúc

Cách treo chữ Phúc
Cách treo chữ Phúc mang lại may mắn, bình an cho gia chủ

Thời điểm treo chữ Phúc:

Trong những ngày tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) thì không nên dán chữ Phúc trước nhà. Chỉ nên dán chữ Phúc vào chiều 30 Tết lúc mặt trời chưa lặn. Nên dán chữ Phúc theo thứ tự từ ngoài vào trong. 

Đầu tiên là ở cửa chính, dán chữ Phúc màu đỏ thẳng đứng để tạo ra nguồn năng lượng tích cực. Sau đó, dán chữ Phúc ở các cửa tiếp theo với hàm ý Phúc từ đó mà rộng mở ra. Cuối cùng dán chữ Phúc đảo ngược mang nghĩa trong năm có phúc khí từ ngoài vào trong nhà.

Lưu ý khi dán chữ Phúc:

Không phải chữ Phúc nào cũng phải dán ngược. Chữ Phúc ở cửa chính phải dán đúng chiều, thẳng đứng để nghênh phúc, nạp phúc. Đặc biệt chữ Phúc treo cửa chính là nơi trang trọng, nếu treo ngược sẽ mang đến cảm giác không thuận lợi.

Những nơi nên treo chữ Phúc
Những nơi trong nhà nên treo chữ Phúc

Khi dán chữ Phúc đảo ngược thì bạn có thể treo trên những vật dụng như sau:

  • Tủ chứa đồ trong nhà: Thể hiện phúc khí, tài vận sẽ tìm đến chiếc tủ của gia đình bạn.
  • Lu đựng nước, thùng rác, tủ đựng quần áo: Đây là đồ vật mà cần phải lấy từ bên trong đổ ra ngoài nên khi dán chữ Phúc ngược sẽ được hiểu là đem những thứ không tốt đẹp đổ đi
  • Nên treo chữ Phúc ngược trong nhà nếu năm qua gia đình có người hặp nạn để hy vọng sang năm mới chuyển vận, đón nhận những điều tốt đẹp hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết để giải đáp cho ý nghĩa chữ Phúc, tầm quan trọng và cách treo chữ Phúc trong nhà để đón nhận nhiều điều may mắn nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức thú vị nhất!

Xem thêm:

>> 8 Đặc điểm của người có quý nhân phù trợ, gặp dữ hóa lành

>> Ngũ Phúc là gì? Ý nghĩa độc đáo của biểu tượng Ngũ Phúc

>> An Khang Thịnh Vượng là gì? Ý nghĩa của câu chúc Tết quen thuộc