Đá zirconia: Nguồn gốc, tính chất & công dụng

Đá Zirconia được ví von như viên kim cương nhân tạo bởi độ lấp lánh và giá trị cao. Các loại trang sức làm từ loại đá này được đông đảo chị em phụ nữ yêu thích nhờ tính thẩm mỹ cao. Vậy, Cubic Zirconia là gì? Có những đặc tính và công dụng như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp!

Tìm hiểu về đá Zirconia

Đá Zirconia là gì? Nguồn gốc

Đá Zirconia hay còn được gọi là đá CZ hay Cubic Zirconia. Đây là một dạng tinh thể được hình thành từ quá trình tinh chế hỗn hợp với bột Zirconium Oxide ở áp suất và nhiệt độ cao. Đá CZ có tính chất hóa học, vật lý, quang học và bề ngoài lấp lánh cùng độ cứng không khác gì kim cương. 

Năm 1937, loại đá này được phát hiện lầu đầu tiên tại viện Hàn lâm khoa học Nga. Và sau này, có tính thẩm mỹ cao nên đá Cubic Zirconia được sử dụng nhiều trong công nghiệp cũng như ngành trang sức. 

Đá Zirconia có vẻ ngoài tương tự như kim cương
Đá Zirconia có vẻ ngoài tương tự như kim cương

Xem thêm: Nữ mệnh mộc đeo nhẫn ngón nào mang lại nhiều may mắn

Tính chất đá Zirconia

Mặc dù độ cứng thấp hơn kim cương, tuy nhiên đặc tính quang học của đá Zirconia lại có nhiều nét tương đồng với kim cương. Hệ số sắc tán của CZ khá mạnh từ đó mang đến nhiều màu sắc rực rỡ cho đá. Trong thế giới trang sức, CZ được nhiều người yêu thích và lựa chọn bởi mẫu mã đẹp mà giá thành lại không quá đắt đỏ. 

Dưới đây là một số tính chất vật lý và hóa học của đá Cubic Zirconia mà bạn có thể tham khảo:

Tên hóa học  Zirconium dioxide 
Màu sắc  Không màu, cam, vàng, hồng, nâu, tím, đỏ, xanh lam, xanh lá cây, đen
Độ cứng  8.25 – 8.50 
Độ trong suốt  Trong suốt 
Ánh huỳnh quang  Xanh lục, vàng và nâu cam
Trọng lượng riêng  5.65 – 5.95 

Cấu tạo đá Cubic Zirconia

Đá Cubic Zirconia là loại đá tổng hợp và được tạo thành từ các thành phần như: bột ổn định, ZrO2, canxi và magie. Các thành phần này được kiểm soát chặt chẽ rồi đưa vào máy nén. Dưới nhiệt độ và áp suất cao tạo nên viên đá Zirconia với nhiều đặc tính vượt trội, có thể sánh ngang với kim cương. Thậm chí bằng mắt thường, rất khó để bạn có thể phân biệt được một viên CZ với kim cương. 

Màu sắc đá Zirconia

Đá Cubic Zirconia thông thường sẽ không có màu. Tuy nhiên, các nhà sản xuất có thể bổ sung thêm oxit kim loại để cho ra nhiều màu sắc khác nhau, do đó bạn có thể thấy rằng CZ có màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, công việc này yêu cầu độ chính xác cao, đòi hỏi phải những người thợ có tay nghề mới có thể thực hiện. 

Zirconia đa dạng màu sắc
Zirconia đa dạng màu sắc

Công dụng của đá Zirconia

Công dụng lớn nhất của loại đá quý này là được dùng để chế tác đồ trang sức. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều loại trang sức được làm từ đá Cubic Zirconia như: vòng cổ, nhẫn, vòng đeo tay, ví, đồng hồ… Ngoài ra, nhờ có độ cứng cao, do đó các mảnh vụn từ loại đá này cũng được dùng để gắn vào máy mài, lưỡi cắt để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cắt kim loại hoặc cắt đá.

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm kinh doanh đồ phong thuỷ để thu lời nhuận

4 Tiêu chuẩn đánh giá đá Cubic Zirconia

Tương tự như kim cương cùng nhiều loại đá quý khác, để đánh giá đá CZ cũng dựa vào 4 tiêu chuẩn sau:

Màu sắc

Màu sắc của đá được đánh giá trên thang điểm từ D đến Z. Theo đó, những viên đá Cubic Zirconia thuộc thanh D, thường trong suốt như những giọt nước và có giá trị cao nhất. Cách duy nhất để xác định được màu sắc của một viên đá Zirconia là đặt chúng cạnh một viên đá Cubic Zirconia tiêu chuẩn. 

Mức độ trong suốt

Một viên đá được xem là có độ trong suốt hoàn hảo khi soi bằng kính lúp và phóng to gấp 10 lần nhưng vẫn không có tạp chất hay bất cứ vết xước nào. Độ trong suốt của đá càng cao thì giá trị của chúng càng lớn. Những viên đá Zirconia có độ tinh khiết cao, ít tạp chất do đó giá thành của loại đá này đắt hơn các loại khác. 

Zirconia có độ trong suốt cao
Zirconia có độ trong suốt cao

Khối lượng

Giá trị của một viên đá còn được xác định vào khối lượng. Tuy nhiên, không phải cứ đá nào có khối lượng càng lớn thì giá trị càng cao. Chúng chỉ có giá trị hơn khi so sánh những viên đá có cùng độ tinh khiết, màu sắc và giác cắt như nhau. Trong giới trang sức, để đo trọng lượng đá quý người ta sử dụng đơn vị carat. Theo đó, 1 ct = 0.20g. 

Kỹ thuật cắt

Kỹ thuật cắt đá quý vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến vẻ đẹp của viên đá. Theo đó, những viên đá Zirconia có giác cắt hoàn hảo sẽ làm tăng giá trị dù khối lượng của chúng có thể bị giảm đi 30% trong quá trình cắt. Bởi trong quá trình cắt sẽ làm tăng độ trong suốt cũng như màu sắc phản xạ ánh sáng của đá. Tiêu chuẩn về kỹ thuật cắt của đá được đánh giá theo 5 cấp độ dựa trên các yếu tố gồm: độ tán xạ, độ phản xạ và khả năng lấp lánh. 

Theo đó, viên đá Cubic Zirconia được đánh giá là cắt tốt khi nhìn từ trên xuống có màu trắng. Ngược lại, nếu nhìn từ trên xuống có màu đen ở chính giữa thì chứng tỏ giác cắt của đá không tốt. 

Giác cắt đá càng hoàn hảo thì giá trị của đá càng cao
Giác cắt đá càng hoàn hảo thì giá trị của đá càng cao

Cách bảo dưỡng đá Cubic Zirconia

Sau một thời gian, dưới tác động của môi trường, đá Zirconia sẽ bị mờ. Do đó nếu bạn muốn làm sáng các đồ trang sức được làm từ loại đá này có thể tham khảo các bước bảo dưỡng, đánh bóng đá dưới đây:

Bước 1: Sử dụng một ít nước rửa chén hoặc bột giặt hòa cùng một ly nước ấm rồi khuấy thật đều. 

Bước 2: Ngâm trang sức trong dung dịch vừa pha khoảng vài phút.

Bước 3: Dùng bàn chải mềm nhúng vào dung dịch rồi chà nhẹ nhàng lên bề mặt trang sức cho đến khi thấy sáng bóng. 

Bước 4: Rửa lại trang sức với nước sạch rồi dùng khăn mềm lau khô. 

Ngoài ra, để đá luôn sáng bóng như mới bạn nên bảo quản các đồ trang sức làm từ đá Zirconia trong các hộp chuyên dụng, hạn chế tiếp xúc với bụi và tránh làm trầy xước đá.

So sánh đá Zirconia, kim cương và Moissanite

Không ít người vẫn băn khoăn không biết giữa kim cương, đá Cubic Zirconia và Moissanite loại đá nào quý hiếm hơn và giá trị của chúng như thế nào. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết nhất giữa 3 loại đá này mà bạn có thể tham khảo:

Tiêu chí  Đá Zirconia  Kim cương  Đá Moissanite
Nguồn gốc Tổng hợp từ thủy tinh hoặc nhựa Được hình thành trong tự nhiên Hình thành trong tự nhiên hoặc từ tổng hợp phân tử SIC
Độ cứng  8 – 8.5  10   9.25
Độ bền 2.4 PSI 10 PSI 7.6 PSI
Độ dẫn nhiệt  Không  Dẫn nhiệt tốt  Dẫn nhiệt tốt
Độ sáng  Sáng lấp lánh ngoài bề mặt  Sáng rực lửa và có độ lấp lánh vô cùng bắt mắt Sáng lấp lánh như cầu vồng và có độ rực lửa hơn cả kim cương
Giá thành  Rẻ  Rất cao  Rẻ, bằng 10% kim cương
So sánh đá Zirconia, kim cương và Moissanite
So sánh đá Zirconia, kim cương và Moissanite

Tham khảo thêm: Đeo nhẫn ngón trỏ có ý nghĩa như thế nào với phong thủy

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về đá Zirconia. Đây là loại đá quý có tính thẩm mỹ cao, do đó được ứng dụng nhiều trong chế tác trang sức và được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn.