Hành Thủy là một trong 5 ngũ hành phong thủy với những đặc trưng riêng và ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, các nạp âm cùng quan hệ của hành Thủy với các hành khác trong ngũ hành mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Hành Thủy là gì?
Thủy là một trong 5 yếu tố của ngũ hành. Theo quan điểm triết học của người Trung Quốc, vạn vật đều được hình thành từ 5 yếu tố cơ bản (ngũ hành) gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cả 5 yếu tố này đều có mối tương quan và tác động qua lại lẫn nhau.
Hành Thủy tượng trưng cho nước và mùa đông. Ngoài ra, Thủy còn chỉ nghệ thuật, bản ngã và cái đẹp. Điểm đặc trưng của Thủy là hiền hòa tuy nhiên lại dễ thay đổi, khó lường. Hành Thủy có thể tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Tuy hiền hòa, dịu êm nhưng đôi lúc cũng vô cùng mạnh mẽ. Sức mạnh của Thủy có thể cuốn trôi tất cả mọi thứ.
Người mệnh Thủy sinh năm nào? Đặc điểm của người mệnh Thủy
Những người mệnh Thủy có năm sinh là các năm dưới đây:
- 1936 và 1996: Bính Tý
- 1937 và 1997: Đinh Sửu
- 1944 và 2004: Giáp Thân
- 1945 và 2005: Ất Dậu
- 1952 và 2012: Nhâm Thìn
- 1953 và 2013: Quý Tỵ
- 1966 và 2026: Bính Ngọ
- 1967 và 2027: Đinh Mùi
- 1974 và 2034: Giáp Dần
- 1975 và 2035: Ất Mão
- 1982 và 2042: Nhâm Tuất
- 1983 và 2034: Qúy Hợi
Những người mệnh Thủy có gương mặt và dáng người khá đầy đặn, tròn trịa. Họ có thiên hướng nghệ thuật, biết cảm nhận cái đẹp và cảm thông với mọi người. Tuy nhiên, những người thuộc hành này khá nhạy cảm, rất khó để nắm bắt được cảm xúc của họ.
Người mệnh Thủy hòa đồng, thông minh và cởi mở. Tuy nhiên, do hành Thủy có hai loại nước là nước tĩnh và nước chảy nên tính cách của người mệnh này cũng phân ra hai mặt khác biệt. Những người mang tính cách nước tĩnh thì nhẹ nhàng, an phận, không thích ganh đua. Còn người mang tính cách nước chảy thì sôi nổi, năng động.
Tuy nhiên, vì bản chất của nước là thay đổi liên tục nên đôi khi họ trở nên khó đoán, dễ mất bình tĩnh. Đàn ông mệnh Thủy thường sống nội tâm còn phụ nữ mệnh này là những người khá yếu đuối nhưng lại lãng mạn, ngọt ngào.
Các nạp âm của hành Thủy
Hành Thủy bao gồm 6 nạp âm. Mỗi nạp âm đều có những đặc trưng riêng, do đó người mệnh Thủy thuộc các nạp âm khác nhau sẽ có tính cách không giống nhau.
Giản hạ thủy
Giản hạ thủy hay còn gọi là nước dưới khe. Đây là dòng nước lạch suối, không rõ nguồn gốc cũng khôn có hướng nhất đinh để chảy đi. Nước dưới khe lúc nông lúc sâu. Nam nữ tuổi Bính Tý (1936, 1996) và Đinh Sửu (1937 và 1997) đều mang nạp âm giản hạ thủy. Người mang nạp âm này tính cách khó đoán, thay đổi khó lường, lúc tốt, lúc xấu.
Tuyền trung thủy
Tuyền trung thủy là nước giếng không có gốc nguồn. Ở dưới sâu khơi lên từ lòng đất nên tư tưởng thâm thúy. Giáp Thân (1994, 2004) và Ất Dậu (1945, 2005) là những tuổi mang nạp âm Tuyền Trung thủy.
Giêng tốt, nước chẳng bao giờ cạn do đó đức vọng của người mang nạp âm tuyền trung thủy vô cùng. Tuyền trung thủy không bao giờ tự phát, phải dựa vào thời thế. Do đó những người mang nạp âm này thường không phải là người đứng đầu khởi xướng.
Trường lưu thủy
Trường lưu thủy có nghĩa là nước chảy dài thành sông. Trường mang ý nghĩa trường tồn, vĩnh cửu còn lưu mang ý nghĩa luôn luôn chuyển động. Những người tuổi Nhâm Thìn (1952, 2012) và Qúy Tỵ (1953, 2013) mang nạp âm trường lưu thủy. Những người tuổi này có khát vọng lớn nhưng tư tâm không nhiều. Nếu là người giỏi giang có thể giao việc mà không sợ bị phản bội.
Thiên hà thủy
Thiên hà thủy là nước mưa. Nước mưa đổ xuống khắp mọi nơi nên vạn vật nhờ thế mà màu mỡ, tốt tươi. Những người hành Thủy tuổi Bính Ngọ (1966, 2026) và Đinh Mùi (1967, 2027) đều mang nạp âm thiên hà thủy. Tuy nhiên, nước mưa không phải lúc nào cũng hữu ích, lúc cần mưa nhỏ mà lại mưa lớn, cần mưa lớn mà chỉ lâm râm như thế là kể bằng vô ích. Người có mệnh hợp với thiên hà thủy ngoài có tình yêu thương phải có thêm trí tuệ mới hữu ích.
Đại khê thủy
Nạp âm đại khê thủy của hành Thủy có nghĩa là nước khe lớn. Những người tuổi Giáp Dần (1974, 2034) và Ất Mão (1975, 2035) đều mang nạp âm này. Đại khê là nước khe lớn, thác nước tung hoành trong rừng. Người nạp âm này có cái nhìn rộng và bao quát, tuy nhiên, nếu không có khả năng hành động thì họ chỉ là những người ước vọng, hoài bão hão huyền.
Đại hải thủy
Người hành Thủy tuổi Nhâm Tuất (1982, 2042) và Quý Hợi (1983, 2043) là những người mang nạp âm đại hải thủy – tức nước biển lớn. Nước của đại hải thủy có dòng chảy mạnh, thế tượng bao la, bao gồm trăm sông chảy về biển cả. Những người mang nạp âm này nếu mang khuynh hướng làm chính trị sẽ là người nhạy bén, ứng phó với những biến động cực kỳ tốt.
Hành Thủy tương sinh hành nào? Tương khắc hành nào?
Vạn vật trên vũ trụ đều được tạo nên bởi 5 loại vật chất là nước, đất, cây cối, lửa và kim loại – đại diện cho 5 hành Thủy – Thổ – Hỏa – Mộc – Kim. Các hành này không bao giờ mất đi mà luôn luân chuyển, biến đổi và tác động qua lại lẫn nhau, từ đó tạo ra quy luật tương sinh và tương khắc.
Theo đó, trong ngũ hành, hành Thủy tương sinh với Kim (Kim sinh Thủy) và Mộc (Thủy sinh Mộc). Đồng thời, Thủy tương khắc với Hỏa (Thủy khắc Hỏa) và Thổ (Thổ khắc Thủy).
Màu sắc đặc trưng của hành Thủy
Dưới đây là các màu sắc tương hợp, tương sinh và tương khắc với hành Thủy.
Màu sắc tương hợp
Màu sắc tương hợp, đại diện cho hành Thủy là màu đen và xanh dương.
- Màu xanh dương: Mang đến cảm giác mát mẻ, thư giãn và thanh bình.
- Màu đen: Tượng trưng cho sự quyết liệt, mạnh mẽ, huyền bí, sang trọng và quyền lực.
Người mệnh Thủy sử dụng hai gam màu này mang đến may mắn và thuận lợi cho con đường tài lộc, công danh.
Màu sắc tương sinh
Màu sắc tương sinh của hành Thủy là các màu thuộc hành Kim gồm: xám, trắng.
- Màu xám: Mang đến cảm giác dịu êm, mệnh Thủy sử dụng màu này giúp tĩnh tâm, mang lại sự ổn định.
- Màu trắng: Mang đến sự thuần khiết và nguồn năng lượng tích cực và tạo động lực để mọi người vượt qua mọi thử thách, gian nan.
Màu sắc tương khắc
Theo quy luật tương khắc, Thủy khắc Hỏa do đó người hành Thủy nên tránh sử dụng màu đỏ, tím, hồng và cam. Ngoài ra, mệnh Thủy cũng tránh các màu thuộc hành Thổ như nâu, vàng để tránh những điều đen đủi, xui xẻo.
Cách sử dụng hành Thủy hiệu quả
Dựa vào quan hệ tương sinh, tương khắc trong ngũ hành để chúng ta có thể vận dụng và sử dụng hành Thủy hiệu quả. Nếu Thủy quá vượng, bạn có thể tiếp thêm năng lượng của Hỏa để giúp Thủy được giảm bớt vượng khí, từ đó bản mệnh luôn ổn định, cân bằng.
Đặc biệt, bổ sung Hỏa cũng giúp Thủy kiềm chế được những ảnh hưởng tiêu cực về mặt cảm xúc. Còn nếu Thủy ở mức độ trung bình thì bạn có thể bổ sung thêm năng lượng Kim để Thủy được tiếp thêm động lực, từ đó tăng khả năng tiếp thu, quyết đoán hơn.
Hiện nay, có nhiều cách để tăng Thủy mà bạn có thể tham khảo và áp dụng như:
- Sử dụng quần áo, đồ vật có màu đen, xanh dương để tăng vận khí.
- Uống nước, nuôi cá, sử dụng các vật dụng có hình cá, biển…
- Tránh sử dụng đồ có màu đỏ, tím, hồng.
- Sử dụng các đồ vật kim loại để thông qua ngũ hành Kim giúp tăng Thủy.
- Sử dụng các loại đá phong thủy đại diện cho hành Thủy như: đá Aquamarine; đá thạch anh đen; đá thạch anh tóc đen; đá Sapphire…
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu được hành Thủy là gì cũng như đặc điểm của hành Thủy. Hiểu rõ về hành Thủy trong phong thủy giúp bạn biết cách khắc chế những điểm xấu và phát huy mặt tích cực để luôn mang đến nhiều may mắn, thành công.