Đá xây dựng là gì? 7 Loại đá phổ biến trong xây dựng

Đá xây dựng là vật liệu không thể thiếu trong các công trình hiện nay. Vậy đá xây dựng là gì? Có phải loại đá nào cũng có thể thi công xây dựng? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhất. 

Đá xây dựng là gì?

Đá xây dựng là các loại đá tự nhiên nằm trong danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng và được gia công nghiền, đập, đẽo, gọt, cắt… Các loại đá này được dùng để làm kè bờ, cốt liệu bê tông, xây tường, xây móng, lát lòng đường, lát vỉa hè, xây nhà ở…

Tầm quan trọng của đá xây dựng đối với thi công công trình

Trước đây, khi xây dựng nhà ở, cha ông ta sử dụng lá cọ hoặc đất sét. Tuy nhiên, nhà được làm từ các vật liệu này không bền, thời gian sử dụng ngắn. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người đã ứng dụng bê tông cốt thép vào thi công công trình để tạo sự vững chắc, kiên cố. 

Hỗn hợp bê tông được tạo nên từ các vật liệu gồm cát, xi măng, đá, chất phụ gia… Sự góp mặt của đá giúp bê tông chắc chắn hơn, có độ nén cao, khả năng chịu lực tốt. Do đó có thể nói rằng, các loại đá xây dựng đóng vai trò quan trọng trong thi công công trình. 

Sử dụng trong thi công đảm bảo khả năng chịu lực, gia tăng độ bền đồng thời tiết kiệm chi phí xây dựng. Ngoài ra, một số loại đá như đá mi bụi hay đá mi sàng rất mịn còn có thể thay thế vật liệu cát mà vẫn đảm bảo chất lượng cho công trình. 

Các loại đá xây dựng phổ biến nhất hiện nay 

Hiện nay có nhiều loại đá xây dựng khác nhau, mỗi vật liệu đá đều có những đặc điểm và chức năng riêng để phù hợp với từng công trình. 

Đá 0x4

Loại đá này còn được biết đến với tên gọi khác là đá dăm. Đây là loại đá xây dựng được sản xuất từ đá thiên nhiên với hỗn hợp các loại đá mi bụi cùng các đá có kích thước lớn nhất là 40mm. 

Đặc trưng của đá 0x4 là bề mặt có độ nhám cao, khi gặp nước đá có khả năng bám dính với vữa xi măng tốt hơn sỏi. Đá xây dựng ox4 được ứng dụng để làm đá cấp phối cho nền đường, mương máng, dặm vá, làm mới mặt đường. 

Đá 1×2

Đây cũng là một trong các loại đá xây dựng phổ biến nhất hiện nay. Loại đá này dùng trong công trình xây dựng dân dụng, được tách ra từ các sản phẩm như đá đen, đá xanh. Đá 1×2 hình khối, ít tạp chất và ít thành phần hạt dẹt. Để loại bỏ các tạp chất trên đá người ta thường dùng phương pháp sàng và rửa. 

Đá 1×2 thường có các kích cỡ: 10x16mm, 10x22mm và 10x28mm. Nhờ có khả năng kết dính xi măng tốt, bảo vệ thép chống thấm, chịu nén tốt nên đá 1×2 được dùng để đổ sàn bê tông. Ngoài ra, loại đá xây dựng này cũng được dùng để trộn với bê tông tươi hoặc nhựa nóng trong trải nhựa đường. 

Đá 3×4

Kích thước của đá 3×4 dao động từ 30mm – 40mm. Loại đá này được ứng dụng trong nhiều công trình như: xây dựng nhà ở, xây dựng mặt đường… Mặc dù có khả năng chịu lực tốt hơn đá 1×2, tuy nhiên đá 3×4 không được ứng dụng nhiều trong xây dựng nhà ở dân dụng vì chi phí cao hơn. 

Đá 4×6

Đá xây dựng 4×6 còn được biết đến với tên gọi khác là đá dăm macadam hay đá dăm tiêu chuẩn. Loại đá này được sàng tách từ các loại đá khác đảm bảo tiêu chuẩn hàm lượng bụi, bùn, sét bẩn không quá 0.4%, các hạt thoi dẹt không quá 7.4%. Kích thước của đá 4×6 dao động từ 40mm – 60mm. 

Đá 4×6 có khả năng chịu nén tốt nên được dùng làm lớp bê tông lót móng để tăng tuổi thọ cho công trình. Bên cạnh đó, loại đá xây dựng dựng này có độ mài mòn tốt, độ bền hóa học và khả năng bám dính nhựa đường hiệu quả nên còn được ứng dụng để làm cốt liệu bê tông, kết cấu mặt đường. 

Đá 5×7

Loại đá này được làm từ các sản phẩm đá khác với kích thước dao động từ 50mm – 70mm. Đá 5×7 có khả năng chịu lực tốt, đường dùng để đúc bê tông, xây dựng công trình giao thông, cầu cống. Bên cạnh đó, loại đá này cũng được sử dụng để làm chân đế gạch lót sàn, gạch bông. 

Đá mi bụi

Mi bụi cũng là một trong các loại đá xây dựng được sử dụng phổ biến hiện nay. Đá mi bụi còn được gọi là bột đá với kích thước dưới 5mm. Đây là phụ phẩm khi sản xuất các loại đá khác bằng máy nghiền. 

Ưu điểm của đá mi bụi là nhẹ, bóng, kết cấu mịn có thể dùng thay cho cát để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho công trình. Loại đá này được ứng dụng để làm phụ gia cho các loại vật liệu xây dựng, chân đế gạch bông…

Đá mi sàng

Mi sàng hay còn được gọi là đá 0x5, đây là loại đá xây dựng có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 3-14mm. Đá mi sàng là sản phẩm của việc sàng lọc từ các loại đá 1×2, 2×3 hay 4×6. 

Trong xây dựng, đá mi sàng được ứng dụng để làm gạch lót sàn, gạch block, phụ gia, đế gạch bông. Ngoài ra, loại đá này cũng là thành phần của nhựa nguội, bê tông nhựa nóng. 

Đá hộc

Đây là loại đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá và xẻ nhỏ với nhiều kích thước khác nhau. Đá xây dựng này có khả năng chịu nén tốt, ít chịu tác động của môi trường bên ngoài, khả năng cách điện và chống thấm hiệu quả. 

Đá hộc được dùng để xây móng nhà trong các công trình dân dụng hoặc những địa hình có nhiều đá. Loại đá này giúp tăng tuổi thọ cho công trình. Tuy nhiên, cần tránh dùng móng đá hộc cho các khu vực địa chất yếu, có lớp đất lún. 

Bảng giá các loại đá xây dựng 2023

Dưới đây là bảng giá của một số loại đá xây dựng phổ biến nhất trong năm 2023:

Loại đá  Đơn vị  Giá bán 
Đá 0x4 Đồng/m3 215.000 
Đá 1×2 Đồng/m3 242.000
Đá 4×6 Đồng/m3 225.000
Đá mi sàng Đồng/m3 215.000
Đá mi bụi Đồng/m3 195.000
Đá hộc  Đồng/m3 200.000

Lựa chọn đá xây dựng trong thi công cần lưu ý gì?

Để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ công trình, khi lựa chọn đá xây dựng bạn cần lưu ý:

  • Chọn đá xây dựng càng ít tạp chất càng tốt. Nếu lượng bùn, bụi trong đá quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Trong trường hợp nếu đá nhiều tạp chất cần sàng qua lưới thép hoặc dùng nước để làm sạch đá. 
  • Các hạt thoi, hẹt dễ gãy vỡ, khả năng chịu lực kém do đó khi chọn đá xây dựng cần đảm bảo hàm lượng hạt dẹt, hạt thoi không vượt quá 15% tổng khối lượng đá. 
  • Đảm bảo độ hút nước của đá trong bê tông cốt thép không vượt quá 3%, trong bê tông thường không vượt quá 10% và trong bê tông thủy công không vượt quá 5%. 

Mặc dù hiện nay có nhiều vật liệu xây dựng ra đời, tuy nhiên đá xây dựng vẫn đóng vai trò quan trọng trong thi công công trình và không có bất cứ vật liệu nào có thể thay thế. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại đá xây dựng, từ đó lựa chọn được đá phù hợp cho từng công trình.