Tỳ hưu phong thủy
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.
Tỳ Hưu là một trong những linh vật phong thuỷ linh thiêng dùng để cầu tài cầu lộc được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Tỳ Hưu không chỉ dùng để đặt trên bàn làm việc, phòng khách mà còn được chế tác thành đồ trang sức như nhẫn, vòng tay để có thể luôn mang theo bên người như một lá bùa bình an, cầu tài lộc. Vậy con Tỳ hưu là con gì? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về linh vật này trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: 3 Cách khai quang điểm nhãn cho Tỳ Hưu hút chiêu, tài lộc
Con Tỳ Hưu là con gì?
Tỳ Hưu là con thần thú cực kỳ hung dữ trong truyền thuyết cổ của Trung Hoa. Linh vật này còn được gọi với nhiều tên khác như: Thiên Lộc, Kỳ Hưu, Tịch Tà. Tương truyền, Tỳ Hưu được bắt nguồn từ vua Rồng. Rồng sinh ra chín con là chín thần thú và con cuối cùng chính là Tỳ Hưu – đẹp, uy mãnh nhất.
Tỳ Hưu là con có hình dáng giống Kỳ Lân, đầu Rồng, mình Ngựa, đuôi Sư Tử và có cánh. Tỳ Hưu chỉ có miệng mà không có hậu môn. Chúng được xem là linh thú mạnh nhất vì chuyên ăn của cải, châu báu, vàng bạc mang về cho gia chủ. Khi đặt Tỳ Hưu trong nhà, văn phòng hoặc đeo bên mình sẽ giúp thu tài đón lộc, xua đuổi tà ma.
Ngoài ra, Tỳ Hưu còn có tài thẩm âm cực kỳ tốt nên bạn có thể bắt gặp chúng được khắc lên đầu những cây đàn cổ truyền như đàn Tỳ Bà, Nguyệt Cầm,..
Tỳ hưu có con đực và con cái hay không?
Tỳ Hưu được phân chia thành con đực và con cái, theo quan niệm cũ thì:
- Tỳ Hưu 1 sừng là con đực và còn được gọi tên là Tịch Tà. Chúng có dáng vẻ hung dữ, miệng rộng luôn mở lớn dùng để xua đuổi tà khí, yêu ma.
- Tỳ Hưu 2 sừng là con cái và còn được gọi tên là Thiên Lộc. Chúng có dáng vẻ oai phong, miệng rộng, bụng và mông to chuyên ăn của cải vàng bạc mang tiền tài về cho chủ nhân.
Tuy nhiên theo quan niệm ngày nay thì Tỳ Hưu gần như đồng đều với nhau về hình dáng như: đuôi xoăn, cánh ngắn, mắt lồi, bụng mông to, răng nanh dài, có móng nhọn, bờm lớn và không có hậu môn. Tuy không còn phân biệt con đực và cái nhưng đều mang lại nhiều may mắn, tài lộc, sinh khí và tịch tà, trấn sát cho gia chủ.
Nguồn gốc, sự tích về con Tỳ Hưu
Theo truyền thuyết xưa thì Rồng sinh được 9 đứa con là: Si vẫn, Phụ hí, Bệ ngạn, Bí hí, Toan nghê, Bồ lao, Trào phong, Nhai xế và Tỳ Hưu. Tỳ Hưu là con út và có vẻ đẹp uy mãnh rực rỡ nhất bởi tích hợp những thứ đẹp nhất của các loài vật khác như đầu kỳ lân, lưng có cánh,… Nhưng đổi lại vẻ đẹp đó thì Tỳ Hưu lại không có hậu môn. Tỳ Hưu chuyên ăn vàng bạc, của cải, châu báu nên Ngọc Hoàng cho trở thành linh vật chuyên phò trợ về đường tài lộc.
Sự tích Tỳ Hưu thời vua Minh Thái Tổ
Thời mới lập quốc vua Minh Thái Tổ gặp phải rất nhiều khó khăn khiến ngân khố cạn kiệt nên nhà vua cực kỳ lo lắng. Trong một đêm nằm ngủ, vua mơ thấy 1 con mãnh thú có đầu kỳ lân, đầu, chân bụng to, có sừng trên đầu và không có hậu môn xuất hiện ở trước cung điện rồi dùng miệng nuốt những thỏi vàng rồi bay lên đưa vào trong cung vua.
Hôm sau vua đem giấc mơ đó kể cho các thầy phong thuỷ trong cung. Sau khi tính toán họ cho rằng vị trí con mãnh thú xuất hiện là vùng đất linh có cung tài lộc. Vì thế vua cho dựng cánh cổng chính và dựng tượng linh thú đặt ở cổng.
Từ ngày có linh thú nhà Minh phất lên nhanh chóng, ngân khố được lấp đầy nên vua ngày càng tin tưởng vào linh vật này. Sau đó vua cho khắc tượng bằng ngọc và đặt trên lầu cao khu Tài Môn. Từ đó nước Minh ngày càng mở mang bờ cõi và thu được nhiều vàng bạc châu báu.
Sau đó thời kỳ nhà Thanh lên ngôi vua vẫn tin vào truyền thuyết linh thú nên đặt tên nó là Kỳ Hưu và đặt ở nhiều nơi trong cung vua.
Sự tích con Tỳ Hưu với Hoà Thân
Hoà Thân thời còn trẻ rất nghèo đến nỗi anh ta không có nổi 10 lượng bạc đóng quan để nhận được 1 chức quan rất nhỏ do cha mình truyền lại. May mắn là sau này Hoà Thân có bố vợ cho vay tiền và nâng đỡ rất nhiều. Sau này Hoà Thân trở thành người “đứng dưới 1 người đứng trên vạn người”. Câu nói nổi tiếng nhất gắn với Hoà Thân chính là: “Những gì vua có thì Hoà Thân cũng có, những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc có”.
Tới khi Hoà Thân bị kết án và chém đầu thì triều đình mới hốt hoảng phát hiện ra số của cải, châu báu bị tịch thu của hắn lớn gấp 10 lần ngân khố của nhà vua. Để làm được điều này Hoà Thân đã sử dụng 2 vật trấn trạch được dấu trong hòn giả sơn chính là:
- Chữ Phúc do vua Khang Hy viết tặng. Người ta cho rằng nhờ chữ Phúc khắc lên ngọc nên nhà vua không thể thu hồi và cả nhà Hòa Thân thoát nạn tru di tam tộc.
- Con Tỳ Hưu làm bằng ngọc phỉ thuý quý hiếm và to hơn con của nhà vua nên ngân khố của Hoà Thân mới nhiều hơn gấp nhiều lần.
Sự tích con Tỳ Hưu với nhà Thanh
Nhà Thanh đương lúc lớn mạnh muốn xâm chiếm và thống nhất Trung Nguyên của Đại Minh nên trước khi đánh chiếm đã tính toán rất kỹ và phát hiện long mạch của Đại Minh còn thịnh nên muốn chiếm phải phá long mạch trước.
Sau khi tìm hiểu nhà Thanh biết Lưu Bá Ôn đã dặn dò nhà Minh rằng muốn Đại Minh trường tồn thì cần đặt và giữ con Tỳ Hưu trên lầu cao Đức Thắng Môn cho nhìn về Vạn Lý Trường Thành để trấn áp. Vua Minh thời đó rất tin tưởng nên cho quân lính ngày đêm canh giữ nghiêm ngặt vị trí của Tỳ Hưu.
Biết được điều đó, nhà Thanh đã có người cải trang thành thầy phong thuỷ đến lấy lòng Sùng Chính (vua Minh) sau đó xoay hướng Tỳ Hưu vào nội đô. Từ đó vận khí nhà Minh lụi tắt, khởi nghĩa nổi lên khắp nơi khiến nhà Đại Minh sụp đổ.
Ý nghĩa của Tỳ Hưu phong thủy
Trong phong thuỷ, Tỳ Hưu được xem là linh vật số một có thể thu tài đón lộc, mang vàng bạc châu báu về cho chủ nhân. Bên cạnh đó chúng còn có thể biến họa thành phúc, xua đuổi tà khí, mang lại sự may mắn, hanh thông, thuận lợi cho chủ nhân.
Chiêu tài đón lộc
Tỳ Hưu tương truyền là linh thú chỉ ăn vàng bạc châu báu. Chúng có miệng và bụng lớn nhưng lại không có hậu môn, chỉ ăn vào mà không nhả ra nên có thể mang lại sự giàu sang phú quý cho chủ nhân.
Xua đuổi tà khí, xui rủi
Tỳ Hưu có tác dụng xua đuổi tà ma, xui rủi. Bên cạnh đó chúng có vẻ ngoài hung dữ nên khiến ma quỷ phải e sợ tránh xa. Khi đặt Tỳ Hưu trong nhà sẽ giúp trừ tà, trấn sát, trở thành thần hộ mệnh của cả gia đình bạn.
Gắn kết tình cảm hôn nhân
Tỳ Hưu mang nguồn năng lượng mạnh mẽ giúp gắn kết tình cảm hôn nhân, vợ chồng luôn mặn nồng khăng khít. Vì thế nhiều người thích đeo Tỳ Hưu bên mình để mong cầu gia đình luôn êm ấm, hoà hợp, viên mãn.
Mang lại may mắn
Theo các truyền thuyết cổ thì Tỳ Hưu là linh vật mang lại rất nhiều may mắn, giúp đỡ các vị vua thời xưa chiến thắng các cuộc xâm lăng. Vì thế Tỳ Hưu thường được hoạ lại trên lá cờ chiến đấu của các binh tướng xưa.
Hoá giải ngũ hoàng đại sát
Mỗi năm sẽ có sao ngũ hoàng trấn ngự ở một phương hướng nhất định nào đó gây nên sự thất thoát tài sản, tiền bạc, ảnh hưởng tới sức khoẻ và may mắn của con người. Vì thế nên đặt Tỳ Hưu trong nhà để làm giảm sát khí của sao Ngũ hoàng đại sát.
Hỗ trợ cải thiện sức khỏe
Tỳ Hưu có tác dụng xua đuổi tà ma, xui rủi giúp con người tránh được nhiều tai ương, bệnh tật xâm nhập vào con người. Bên cạnh đó nguồn năng lượng từ Tỳ Hưu giúp cơ thể bạn luôn khỏe khoắn, thư thái, giảm ốm đau bệnh tật.
Các chất liệu làm nên Tỳ Hưu
Chất liệu làm nên Tỳ Hưu sẽ có ảnh hưởng nhất định đến công năng, linh khí của chúng. Mỗi chất liệu sẽ mang một nguồn năng lượng riêng. Ví dụ Tỳ Hưu đá núi lửa sẽ giúp xua đuổi tà man, giảm căng thẳng mệt mỏi. Tỳ Hưu ngọc bích mang nguồn từ trường năng lượng lớn giúp con người luôn bình an, khỏe mạnh, thu tài đón lộc và nhận được nhiều may mắn.
Các chất liệu làm Tỳ hưu phổ biến nhất hiện nay gồm: đá tự nhiên, ngọc, pha lê, bạc, vàng, gốm sứ, đồng, gỗ,…
Con Tỳ hưu hợp với người tuổi nào?
Tỳ Hưu hợp với tất cả các tuổi, giới tính trừ những người sinh năm Hổ. Bởi hổ trắng với Tỳ Hưu đối nghịch nhau nên người tuổi Hổ mang Tỳ Hưu sẽ làm suy yếu hào quang của chúng.
Cách chọn Tỳ Hưu hợp mệnh
Để chọn được con Tỳ Hưu hợp mệnh bạn cần lưu ý mỗi người chúng ta đều có 2 mệnh, bao gồm:
- Mệnh sinh (tính theo ngày tháng năm sinh): Mệnh sinh dùng để xem bói toán, xem ngày đẹp để làm những việc trọng đại, những việc liên quan tới sinh mệnh, cuộc sống.
- Mệnh cung phi (tính theo ngũ hành và bát quái): Mệnh này phản ánh được vạn vật vũ trụ cùng thay đổi theo thời gian nên dùng để xác định màu sắc, định đoạt phương hướng, tương sinh tương khắc,.. Vì thế khi chọn Tỳ Hưu bạn nên dùng mệnh cung phi để xác định nhé.
Cách chọn Tỳ Hưu cho mệnh Thổ
Đối với người có cung phi là Thổ thì nên chọn Tỳ Hưu như sau:
- Chọn Tỳ Hưu thuộc hành Hoả để mang tính tương sinh, chọn Tỳ Hưu có màu đỏ, tím, hồng
- Chọn Tỳ Hưu hành Thổ để tường hợp, chọn Tỳ Hưu có màu vàng, nâu đất.
- Tránh chọn Tỳ Hưu Hành Mộc,Thuỷ bởi đây là hành tương khắc. Tránh chọn Tỳ Hưu có màu xanh lục, đen, xanh dương và Tỳ Hưu bằng gỗ.
Cách chọn Tỳ Hưu cho mệnh Thủy
- Chọn Tỳ Hưu thuộc hành Kim (tương sinh): có màu trắng, bạc, xám
- Chọn Tỳ Hưu thuộc hành Thuỷ (tương hợp): có màu xanh nước biển, đen
- Tránh chọn Tỳ Hưu hành Thổ (khắc chế) và hành Hoả: màu nâu đất, vàng, đỏ, hồng, tím, cam.
- Không chọn Tỳ Hưu làm bằng đá, gốm, ngọc
Cách chọn Tỳ Hưu cho mệnh Kim
- Chọn Tỳ Hưu thuộc hành Thổ (tương sinh) có màu vàng, nâu đất
- Chọn Tỳ Hưu thuộc hành Kim(tương hợp) có màu vàng, trắng, xám, bạc
- Không chọn Tỳ Hưu hành Hoả, Mộc (khắc chế) có màu đỏ, tím, hồng, cam, xanh lục
Cách chọn Tỳ Hưu cho mệnh Hỏa
- Chọn Tỳ Hưu thuộc hành Mộc (tương sinh) có màu xanh lục, chất liệu gỗ
- Chọn Tỳ Hưu hành Hoả (tương hợp) có màu đỏ, cam, tím, hồng
- Không chọn Tỳ Hưu hành Thuỷ, Kim (khắc chế) có màu xanh dương, đen, trắng, xám, ghi
Cách chọn Tỳ Hưu cho mệnh Mộc
- Chọn Tỳ Hưu thuộc hành Thuỷ (tương sinh) có màu xanh đen, xanh nước biển, đen
- Chọn Tỳ Hưu thuộc hành Mộc (tương hợp) có màu xanh lục
- Không chọn Tỳ Hưu hành Kim, Thổ (khắc chế) có màu nâu, vàng đất, trắng, bạc, xám.
- Không chọn Tỳ Hưu làm bằng chất liệu của hành Kim là vàng, bạc, kim loại.
Hướng dẫn khai quang Tỳ Hưu chuẩn nhất
Tỳ Hưu khi thỉnh về cần được khai quang để mang lại sức mạnh, có thể xua đuổi tà ma, đem đến tài lộc may mắn cho chủ nhân. Bạn cần thực hiện như sau:
Chuẩn bị khai quang:
- Tỳ Hưu
- Bàn sạch, khăn bông
- Chén nước chè
- 7 viên đá quý bất kỳ
- 1 chén gạo ngũ cốc tạp
- Dây ngũ sắc, dây ngũ đế, linh đang
- 1 tờ giấy đỏ có ghi bài chú phước lành Tỳ Hưu” với nội dung:
- Kim quang nhất khí, TỲ HƯU cao tường, tiến tài tiến quý, lợi lộ hanh thông.
- Kim quang nhị khí. TỲ HƯU phúc giáng, phúc lộc mãn đình,phúc tinh cao chiếu.
- Kim quang tam khí,TỲ HƯU điểm hóa, nam nạp bách phúc, nữ nạp thiên tường càn, cát lợi nguyên hanh.
Tiến hành khai quang điểm nhãn:
- Chọn ngày đẹp, giờ đẹp để tiến hành
- Đặt Tỳ Hưu lên bàn và quay chúng về hướng thần tài sau đó bỏ khăn đỏ bịt mắt
- Bỏ lần lượt đá quý, gạo ngũ cốc, sợi dây ngũ sắc vào bụng của Tỳ Hưu
- Treo dây ngũ đế, linh đang lên cổ Tỳ Hưu sau đó bày biện các đồ lễ vật khác lên bàn.
- Chủ nhân cầm nén nhang đứng sau Tỳ Hưu chắp tay thành hình dấu cộng (+) niệm chú phước lành. Sau đó nhắm mắt lại và cầu ước thật thành tâm.
- Sau đó, đặt tờ niệm vào bụng Tỳ Hưu. Như thế là Tỳ Hưu đã có sinh khí. Sau đó quay đầu Tỳ Hưu về phía mình.
- Lấy khăn bông sạch thấm nước chè và điểm (chấm) vào 2 bên mắt của Tỳ Hưu. Thực hiện trái trước phải sau và lặp lại 3 lần.
- Tay trái giữ chắc Tỳ Hưu, dùng ngón tay phải xoay đầu Tỳ Hưu từ trước ra sau và thực hiện 3 lần.
- Tháo dây vải đỏ ở cổ Tỳ Hưu để chúng hút tài lộc là đã thực hiện khai quang điểm nhãn xong.
- Đặt Tỳ Hưu trong phòng khách, quầy thu ngân, cửa hàng hoặc đeo bên người để mang lại tài lộc và may mắn cho chủ nhân.
Cách mang và đặt Tỳ Hưu chuẩn phong thuỷ
Nếu dùng Tỳ Hưu để thờ thì nên lựa chọn 1 cặp đực – cái. Bạn có thể để chúng ở ban thờ thần Tài, ông Địa hoặc đặt trên két sắt, quầy thu ngân, phòng khách. Điều quan trọng cần ghi nhớ chính là quay đầu Tỳ Hưu ra phía cửa chính để thu hút tài lộc.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý để xéo cửa chính chứ không đối diện. Không để Tỳ Hưu quay vào trong sẽ làm thất thoát tài lộc của gia chủ.
Nếu đeo nhẫn Tỳ Hưu thì cần hướng đầu Tỳ Hưu ra ngoài hướng ngón tay hoặc quay sang ngang chứ không được đeo quay ngược vào trong. Nếu đeo Tỳ Hưu trên cổ thì đầu phải hướng lên trên. Đeo Tỳ Hưu trên tay thì phải để đầu sang bên trái.
Lưu ý:
- Không dùng Tỳ Hưu có lỗ hậu môn sẽ gây thất thoát tài lộc
- Nếu thờ tượng Tỳ Hưu thì cần đối nhang vòng mỗi ngày để Tỳ Hưu vấn và đặt cạnh tượng 1 ly nước.
- Bát hương thờ Tỳ Hưu chỉ được cho các loại gạo có màu, không được cho đất cát.
- Chỉ lau Tỳ Hưu vào ngày âm lịch sau đây: 6/2, 2/6, 14/7 và 12/9
- Nếu muốn di chuyển Tỳ Hưu ra chỗ khác thì trước khi mang đi cần lấy vải đỏ che mắt lại.
- Nếu đeo Tỳ Hưu trên tay thì cần đeo bằng chuỗi hạt hoặc dây màu đỏ.
Những điều cấm kỵ cần nhớ khi thỉnh Tỳ Hưu
- Tỳ Hưu không hợp với người tuổi Dần
- Tỳ Hưu không được nói mua, mà cần nói là “Thỉnh”.
- Tỳ Hưu cần được khai quang điểm nhãn nhận chủ nhân thì mới phát huy tác dụng
- Không khoan, đục lỗ hậu môn cho Tỳ Hưu
- Tỳ Hưu là linh thú nên không thích thắp nhang thờ.
- Tượng Tỳ Hưu cần đặt đối xứng 2 bên. Nếu không đạt thì buộc thêm sợi dây đỏ vào cổ của chúng.
- Đặt đầu Tỳ Hưu luôn quay ra ngoài cửa
- Không để Tỳ Hưu quay mặt vào gương sẽ sinh quang sát, làm Tỳ Hưu bị suy yếu.
- Không đặt Tỳ Hưu trong phòng ngủ sẽ dễ bị hoan uế, hấp thụ những năng lượng xấu.
- Khi lễ Tỳ Hưu không được có lê và dâu tây
- Phụ nữ đang mang thai, có kinh không được sờ hoặc thắp hương cho Tỳ Hưu
- Không được để người khác chạm vào Tỳ Hưu của mình
- Không sờ vào mắt, miệng sẽ làm Tỳ Hưu mờ mắt, mòn răng giảm khả năng chiêu tài hút lộc.
- Nếu đeo Tỳ Hưu dưới dạng dây chuyền, vòng tay thì không được dùng những phụ kiện quá lớn.
- Sau khi khai quang không nên để Tỳ Hưu không sử dụng trong thời gian dài sẽ làm mất tác dụng.
- Khi đeo Tỳ Hưu nên tránh ăn ớt để tránh mất tài vận.
Với những thông tin chi tiết trên đây, hy vọng bạn đã có thể trả lời được “Con Tỳ Hưu là con gì?” và những điều quan trọng nhất khi thỉnh Tỳ Hưu cho các mệnh. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ ngay với Văn Duyên để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!