Đeo nhẫn bị sưng tay: Nguyên nhân & 7 Cách khắc phục hiệu quả

Đeo nhẫn bị sưng tay là tình trạng mà nhiều người đang gặp phải hiện nay. Khi gặp phải sự cố này, mọi người thường hoang mang, lo lắng tìm mọi cách để tháo nhẫn ra khỏi ngón tay càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử lý có thể khiến ngón tay bị tổn thương nặng hơn và làm hỏng trang sức. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây. 

Vì sao đeo nhẫn bị sưng tay, bị chật?

Đeo nhẫn lâu ngày khiến tay bị chật, bị sưng là tình trạng không phải quá hiếm gặp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự cố này?

  • Do tăng cân: Đeo nhẫn bị chật dẫn đến sưng ngón tay có thể là do sự tăng cân của cơ thể. Đặc biệt nhất là các chị em đang trong thời kỳ mang tai hoặc sau khi sinh. Lúc này cơ thể sẽ tăng cân một cách nhanh chóng khiến ngón tay dày lên, nhẫn bị chật, nếu không tháo ra kịp thời sẽ làm ngón tay bị tổn thương và sưng phù. 
  • Do tác động ngoại lực: Những tác động ngoại lực như sự va chạm khi vận động hoặc tai nạn khiến ngón tay bị sưng lên, lúc này nhẫn sẽ chật và gây cảm giác đau đớn ở ngón tay. 
  • Sự bào mòn của hóa chất: Một số loại nhẫn kém chất lượng sau thời gian dài sử dụng sẽ dẫn đến sự bào mòn của hóa chất, từ đó khiến nhẫn bị móp méo, thay đổi kích thước so với ban đầu. Điều này không chỉ khiến ngón tay bị chật mà còn có thể dễ đến hiện tượng sưng tay. 
  • Sự thay đổi của thời tiết: Vào những ngày nhiệt độ cao, thời tiết oi bức, nóng nực, kích thước ngón tay sẽ to hơn dẫn đến việc nhẫn bị chật, không vừa ngón tay và bị sưng đau. 
  • Ngón tay bị chai sần: Thông thường, khi trải qua thời gian làm việc dai, ngón tay sẽ bị chai, tạo nên các nốt sần to và khiến nhẫn bị chật. Lúc này, nếu bạn không tiến hành tháo nhẫn sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức ở ngón tay. 
Đeo nhẫn chật khiến tay bị sưng tấy
Đeo nhẫn chật khiến tay bị sưng tấy

Cách khắc phục đeo nhẫn bị sưng tay hiệu quả

Việc đeo nhẫn chật khiến bạn cảm thấy khó chịu, ngón tay bị bó hẹp và cản trở sự hoạt động. Trong trường hợp này, nếu bạn vẫn cố tình đeo nhẫn sẽ dẫn đến việc ngón tay bị dị ứng, tổn thương, viêm nhiễm và sưng tay. Do đó, để khắc phục tình trạng đeo nhẫn bị sưng tay, bạn cần tháo nhẫn ra khỏi ngón tay càng sớm càng tốt. Để thực hiện điều này, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách dưới đây:

Sử dụng phương pháp thủ công tháo nhẫn

Với cách này, bạn chỉ cần đặt ngón trỏ lên chiếc nhẫn, ngói cái ở dưới sau đó vặn chiếc nhẫn qua lại một cách nhẹ nhàng rồi từ từ kéo nhẫn ra. Tuy nhiên, nhớ sử dụng lực vừa phải, tránh kéo kéo quá mạnh sẽ khiến tình trạng tay bị sưng nặng hơn và việc tạo nhẫn sẽ trở nên khó khăn hơn. 

Khi ngón tay bị sưng, bạn hãy tháo nhẫn ra càng sớm càng tốt
Khi ngón tay bị sưng, bạn hãy tháo nhẫn ra càng sớm càng tốt

Dùng chỉ nha khoa

Khi đeo nhẫn bị sưng tay, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để tháo nhẫn ra khỏi tay. Cách thực hiện này khá dễ dàng, không làm đau hay tổn thương ngón tay. Bạn có thể tham khảo gợi ý các bước dưới đây: 

Bước 1: Chuẩn bị sợi chỉ nha khoa dài sau đó xỏ chỉ vào kim rồi luồn một đầu sợi chỉ vào phía dưới chiếc nhẫn. 

Bước 2: Quấn phần chỉ còn lại theo hình xoắn ốc quanh ngón tay, từ vị trí liền kề chiếc nhẫn cho đến hết khớp ngón tay. Thực hiện liên tục cho đến vị trí của chiếc nhẫn. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không quấn quá chặt sẽ làm đau nhức ngón tay. 

Bước 3: Từ từ tháo sợi chỉ, bắt đầu từ dưới gốc ngón tay, khi tháo chỉ từ dưới lên, chiếc nhẫn cũng sẽ di chuyển lên theo sợi chỉ và ra khỏi ngón tay. 

Sử dụng chỉ nha khoa để tháo nhẫn ra khỏi tay
Sử dụng chỉ nha khoa để tháo nhẫn ra khỏi tay

Sử dụng phương pháp bôi trơn

Khi đeo nhẫn bị chật làm đau ngón tay, bạn có thể sử dụng một trong các loại chất bôi trơn như: bơ, kem dưỡng da tay, vaseline, dầu ăn, dầu khoáng, bơ đậu phộng mịn, xà phòng… để tháo nhẫn ra khỏi ngón tay. Cách thực hiện cực kỳ đơn giản với 3 bước sau:

  • Bước 1: Dùng một lượng vừa đủ chất bôi trơn sau đó bôi quanh vị trí ngón tay đeo nhẫn và chiếc nhẫn. 
  • Bước 2: Cho ngón tay đeo nhẫn vào chậu nước lạnh. 
  • Bước 3: Tiến hành xoay chiếc nhẫn vòng quanh ngón tay rồi nhẹ nhàng kéo nhẫn ra khỏi tay. Nếu nhẫn quá chật, trong quá trình kéo nhẫn bạn kết hợp vừa kéo vừa xoay để việc tháo nhẫn dễ dàng hơn. 
Dùng phương pháp bôi trơn để xử lý khi đeo nhẫn bị sưng tay
Dùng phương pháp bôi trơn để xử lý khi đeo nhẫn bị sưng tay

Dùng nước lạnh để tháo nhẫn bị chật

Khi tay tiếp xúc với nước lạnh sẽ khiến cơ và da co lại. Do đó bạn có thể áp dụng nguyên lý này để xử lý sự cố đeo nhẫn bị sưng tay. Với cách này, bạn cần chuẩn bị một chậu nước đá, sau đó nhúng bàn tay cần tháo nhẫn vào trong chậu khoảng 5 phút. Để giữ độ lạnh của nước lâu hơn, bạn có thể cho thêm ít muối vào chậu. Khi ngón tay co lại, bạn hãy từ từ tháo nhẫn ra khỏi tay. 

Sử dụng nước lạnh để tháo nhẫn
Sử dụng nước lạnh để tháo nhẫn

Áp dụng phương pháp nâng cao cánh tay

Đây là cách đơn giản được nhiều người áp dụng để tháo nhẫn ra khỏi ngón tay khi bị chật. Để giảm lượng máu đi lên ngón tay và giúp tay thon gọn hơn, bạn hãy nâng cao cánh tay trong vòng khoảng 5 – 7 phút. Khi thấy ngón tay nhỏ đi, bạn hãy xoay nhẫn và lôi ra khỏi ngón tay. 

Dùng kềm cắt chuyên dụng

Sau khi đã áp dụng các phương pháp tháo nhẫn ra khỏi ngón tay bị sưng trên mà vẫn không mang lại hiệu quả, lúc này bạn hãy sử dụng kèm chuyên dụng để cắt nhẫn. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm, bạn tuyệt đối không được thực hiện ở nhà. Tốt nhất nên đến các cửa hàng trang sức uy tín để được các thợ kim hoàn hỗ trợ. Với cách này, bạn phải chấp nhận loại bỏ trang sức của mình, sau đó nhờ cửa hàng khôi phục lại chiếc nhẫn với một khoản chi phí nhỏ. 

Sử dụng kềm cắt chuyên dụng để tháo nhẫn
Sử dụng kềm cắt chuyên dụng để tháo nhẫn

Tới các cơ sở y tế 

Nếu tình trạng đeo nhẫn bị sưng tay nặng, tay đau nhức, chảy mủ thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ. Với điều kiện khoa học hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng, tháo nhẫn ra khỏi tay và xử lý vết thương hiệu quả, tránh bị nhiễm trùng. 

Một số lưu ý sau khi tháo nhẫn

Sau khi tháo nhẫn ra khỏi ngón tay bị sưng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Vệ sinh sạch sẽ ngón tay và bàn tay đồng thời kiểm tra trên tay có vết trầy xước hay không, mức độ sưng của ngón tay như thế nào. 
  • Sau khi tháo nhẫn, bạn nên chỉnh lại kích thước nhẫn cho phù hợp rồi mới đeo lại vào tay. 
  • Trong trường hợp đeo nhẫn bị sưng tay gây đau nhức, có mủ hoặc chảy máu, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được xử lý vết thương. Đồng thời, đợi đến khi tay lành hẳn mới đeo nhẫn trở lại. 
Khi ngón tay bị sưng hoặc trầy xước do đeo nhẫn bạn cần xử lý kịp thời
Khi ngón tay bị sưng hoặc trầy xước do đeo nhẫn bạn cần xử lý kịp thời

Kinh nghiệm đeo nhẫn không bị sưng tay

Để tránh tình trạng đeo nhẫn bị sưng tay, bạn hãy dắt túi một số kinh nghiệm đeo nhẫn an toàn dưới đây:

  • Khi mang bầu, các chị em nên bỏ hết vòng, nhẫn ra khỏi tay để tránh tăng cân nhanh khiến nhẫn hay vòng tay quá chật. 
  • Nếu kích thước nhẫn nhỏ hơn ngón tay, dù có đẹp tới mức nào đi chăng nữa thì bạn cũng không thử hay cố gắng đeo nhẫn vào tay. 
  • Khi cảm thấy nhẫn chật và gây đau nhức cho ngón tay, bạn hãy tháo nhẫn ra càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng ngón tay bị sưng tấy. 
  • Khi chọn nhẫn, bạn hãy đo size chính xác, đặc biệt với các chị em phụ nữ có thể chọn nhẫn có kích thước “xông xênh” hơn một chút để phòng trường hợp có bầu hoặc sau sinh tăng cân, kích thước ngón tay lớn. 

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vì sao đeo nhẫn bị sưng tay cũng như cách khắc phục hiệu quả. Nếu cần được tư vấn thêm về các vật phẩm phong thủy hợp mệnh, đừng quên liên hệ với Văn Duyên để được hỗ trợ.